Bản dịch tiếng việt của báo cáo đặc biệt dành riêng cho độc giả của tờ “The Safal Niveshak Post” .(Link bản tiếng anh: http://www.safalniveshak.com/wp-content/uploads/2013/05/30-Ideas-from-Margin-of-Safety.pdf)Tác giả: Vishal Khandelwal, Chief Tribesman, Safal Niveshak.

Lời nói đầu
Ngoại
trừ Warren Buffett, hiện nay không có nhà đầu tư nào đáng được kính
trọng hơn Seth Klarman của Quỹ Baupost Group(Quỹ phòng hộ được thành lập
và quản lý bởi Seth Klarman). Kể từ khi thành lập quỹ đầu tư của ông
năm 1983, Klarman không chỉ đem lại lợi nhuận vượt trội(hơn 20% mỗi
năm), mà thỉnh thoảng ông ấy cũng đưa ra vô số lời bình luận sâu sắc về
thị trường và mẹo đầu tư.
Klarman
là tác giả cuốn sách “Margin of Safety, Risk Averse Investing
Strategies for the Thoughtful Investor”(Biên độ an toàn: Những chiến
lược đầu tư phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư cẩn trọng), cuốn sách đã
trở thành tác phẩm kinh điển về đầu tư giá trị kể từ khi nó xuất bản lần
đầu năm 1991.
Khi
tôi đọc “Margin of Safety” lần thứ 3, tôi có ý định tập hợp các ý
tưởng chính của Klarman đã viết và trình bày cho bạn như là một tài
liệu biên soạn. Những ý tưởng này chắc chắn không bao gồm tất cả sự
hiểu biết của Klarman chắt lọc thông qua cuốn sách tuyệt vời này, nhưng
những điều này đã giúp tôi làm một nhà đầu tư trong những năm qua.
Cuốn sách này đã được viết hơn 20 năm trước, nhưng những ý tưởng của
Klarman hoàn toàn phù hợp với hôm nay.
Tất cả các ý tưởng trong báo cáo đặc biệt này tương ứng với các trích dẫn trực tiếp của Klarman từ cuốn sách “Margin of Safety”. Tôi không cố gắng giải thích chúng với lý do đơn giản là tôi không thể biết rõ hơn những gì Klarman nói thông qua những suy nghĩ này.
Dưới đây là
30 ý tưởng lớn mà Klarman trình bày thông qua cuốn sách mà tôi tin rằng
có thể giúp bạn trở thành một nhà đầu tư hợp lý và đơn giản hơn.
#1: Đầu tư giá trị không phải là dễ dàng
Đầu
tư giá trị đòi hỏi nhiều công việc khó khăn, tuyệt đối tuân thủ kỷ
luật nghiêm ngặt và một tầm nhìn dài hạn. Ít người sẵn sàng và có thể
dành đủ thời gian và nỗ lực để trở thành nhà đầu tư giá trị, và chỉ có
một số ít người có tư duy thích hợp để thành công.
Giống
như học sinh toán lớp 8, một số nhà đầu tư ghi nhớ một ít công thức
hay quy tắc và tỏ ra thông thạo một cách hời hợt mà không thực sự hiểu
những gì họ đang làm. Để đạt được thành công lâu dài qua nhiều chu kỳ
của nền kinh tế và thị trường tài chính, quan sát một vài quy tắc là
không đủ.
Quá nhiều thứ thay đổi quá nhanh trong thế
giới đầu tư cho phương pháp tiếp cận thành công. Thay vào đó cần thiết
để hiểu được lý do đằng sau các quy tắc để nhận thức được tại sao chúng
làm việc và khi nào thì không. Đầu tư giá trị không phải là khái niệm
có thể học được và áp dụng dần dần theo thời gian. Hoặc là hiểu và làm
theo ngay tức khắc hoặc là không bao giờ.
Đầu tư giá trị để hiểu thì đơn giản nhưng lại khó thực hiện. Những nhà đầu tư giá trị không phải là người có tài phân tích những vấn đề siêu tinh vi, những người mà tạo ra và áp dụng những mô hình máy tính phức tạp để tìm những cơ hội hấp dẫn hoặc định giá dưới giá trị.
Nhiệm
vụ khó khăn là kỷ luật, kiên nhẫn và phán đoán. Những nhà đầu tư cần kỷ
luật để tránh nhiều thời điểm không hấp dẫn cần đứng ngoài thị trường,
kiên nhẫn đợi thời điểm hợp lý và đánh giá để biết khi nào là lúc xoay
chuyển.
#2: Hãy là một nhà đầu tư giá trị
Việc
theo đuổi món hời có kỷ luật làm cho đầu tư giá trị có nhiều cách tiếp
cận phòng ngừa rủi ro . Thách thức lớn nhất đối với các nhà đầu tư giá
trị là duy trì kỷ luật cần có.
Là một nhà đầu tư giá
trị thường có nghĩa là đứng ngoài đám đông, thách thức tính khôn ngoan
thông thường và đi ngược lại hướng đầu tư đang thịnh hành. Nó có thể là
một công việc kinh doanh rất cô độc.
Một nhà đầu tư
giá trị có thể trải qua hiệu suất tồi tệ thậm chí khủng khiếp so với
các nhà đầu tư khác hoặc thị trường nói chung trong giai đoạn thị
trường định giá quá cao kéo dài. Song về lâu dài phương pháp giá trị
hoạt động rất thành công với những người theo đuổi triết lý đến cùng.
#3: Kẻ thù đáng sợ nhất của nhà đầu tư
Nếu
nhà đầu tư có thể dự đoán xu hướng tương lai của thị trường, họ chắc
chắn không bao giờ chọn là nhà đầu tư giá trị. Thật vậy, khi giá chứng
khoáng ngày càng tăng, phương pháp giá trị thường là điều bất lợi; chứng
khoán không được yêu thích có khuynh hướng tăng ít hơn chứng khoán
được yêu thích. Khi thị trường trở lên vượt quá giá trị, nhà đầu tư giá
trị lại kém may mắn vì họ bán quá sớm.
Thời gian có
lợi nhất cho một nhà đầu tư giá trị là khi thị trường giảm. Điều này là
khi rủi ro sụt giá thực sự hiện hữu và khi nhà đầu tư chỉ lo lắng về
những gì có thể gánh chịu tổn thất do hậu quả của sự lạc quan thái quá.
Nhà đầu tư giá trị đầu tư với biên độ an toàn như vậy bảo vệ họ khỏi
những thua lỗ lớn trong thị trường lao dốc.
Những người
có thể dự đoán được tương lai nên tham gia tối đa đòn bẩy khi thị
trường tăng và thoát ra trước khi nó giảm. Đáng tiếc, nhiều nhà đầu tư
tự cho là có khả năng đoán trước hướng đi của thị trường hơn là thực sự
có khả năng đó.(Bản thân tôi chưa gặp bao giờ).
Những
người trong chúng ta biết rằng chúng ta không thể dự báo chính xác giá
chứng khoán cũng nên xem xét đầu tư giá trị, một chiến lược an toàn và
thành công trong tất cả các môi trường đầu tư.
#4: Tất cả chỉ là cách nghĩ
Sự thành công trong đầu tư đòi hỏi một tâm trí phù hợp.
Đầu
tư là kinh doanh thực sự, không phải trò đùa. Nếu bạn tham gia thị
trường tài chính và coi nó là công việc cả đời, điều cốt yếu là phải
thực hiện như là một nhà đầu tư chứ không phải là kẻ đầu cơ và phải
chắc chắn rằng bạn hiểu được sự khác biệt. Dĩ nhiên nhà đầu tư có thể
phân biệt giữa Pepsico với Picasso và hiểu được sự khác biệt giữa việc
đầu tư và bộ sưu tập. Khi tiền tiết kiệm khó kiếm được và sự an toàn
tài chính trong tương lai của bạn bị đe dọa, cái giá phải trả cho sự
không biệt này là rất cao.
#5 Đừng tìm kiếm lời khuyên của “ngài thị trường”
Một số nhà đầu tư-thực sự là nhà đầu cơ- nhầm lẫn khi nhìn “Ngài thị trường” như là một chỉ dẫn đầu tư.
Họ quan sát ngài thị trường thiết lập mức giá chứng khoán thấp hơn, không để ý sự bất hợp lý của họ mà vội vàng bán đi cổ phiếu của mình. Lần khác, họ thấy ngài thị trường tăng giá và tin tưởng vào xu hướng tăng của thị trường, mua tại mức giá cao hơn như thể họ biết nhiều hơn ngài thị trường.
Thực tế ngài thị trường không biết gì cả,
đó là kết quả của hành động tập thể của hàng ngàn người mua và bán mà
tự thân chúng không xuất phát bởi yếu tố cơ bản của đầu tư. Nhà đầu tư
theo cảm xúc và nhà đầu cơ không tránh khỏi mất tiền; Ngược lại, nhà
đầu tư tận dụng lợi thế của sự phi lý theo định kỳ của ngài thị trường
có cơ hội tốt để hưởng thành công lâu dài.
#6: Giá cổ phiếu với thực tại doanh nghiệp
Louis
Lowenstein đã cảnh báo chúng ta đừng nhầm lần giữa sự thành công thực
sự của một khoản đầu tư với hình ảnh phản chiếu thành công của nó trong
thị trường chứng khoán.
Thực
tế là giá cổ phiếu tăng không đảm bảo rằng doanh nghiệp cơ bản hoạt
động tốt và rằng việc tăng giá là hợp lý bởi một sự gia tăng tương ứng
trong giá trị cơ bản. Tương tự như vậy, sự giảm giá không nhất thiết
phản ánh sự phát triển kinh doanh bất lợi hoặc suy giảm giá trị.
Việc này cực kỳ quan trọng với nhà đầu tư để phân biệt biến động giá cổ phiếu với thực tại doanh nghiệp. Nếu xu hướng chung là mua sinh ra mua nhiều hơn và bán làm cho bán mạnh hơn, nhà đầu tư phải chống lại xu hướng so với đầu hàng các lực lượng thị trường.
Bạn
không thể bỏ qua thị trường-bỏ qua một nguồn cơ hội đầu tư rõ ràng sẽ
là một sai lầm, nhưng bạn phải nghĩ cho chính mình và không cho phép
thị trường điều khiển bạn.
#7: Giá cả và Giá trị
Giá
trị liên quan với giá cả, giá cả không đứng một mình, phải xác định
quyết định đầu tư của bạn. Nếu bạn theo dõi ngài thị trường như người
tạo ra những cơ hội đầu tư (khi giá lệch khỏi giá trị cơ bản), bạn có
đức tính của một nhà đầu tư giá trị. Tuy nhiên nếu bạn cứ nhất định dự
đoán xu hướng thị trường để đưa ra quyết định đầu tư, có lẽ tốt nhất bạn
nên thuê người khác quản lý tiền bạc của bạn.
Bởi vì
giá chứng khoán có thể thay đổi không vì bất cứ lý do nào và bởi vì
không thể biết những gì kỳ vọng được phản ánh trong bất cứ mức giá nào
đó, nhà đầu tư phải nhìn xa hơn giá chứng khoán làm cơ sở cho giá trị
doanh nghiệp, luôn so sánh hai thứ đó như một phần của quá trình đầu tư.
#8: Cảm xúc tàn phá trong đầu tư
Nhà
đầu tư không thành công bị chi phối bởi cảm xúc. Thay vì lạnh lùng và
điềm tĩnh với những biến động của thị trường, họ lại phản ứng thái quá
với lòng tham và sự sợ hãi.
Chúng ta đều biết những
người đóng vai trò như những người hành động có trách nhiệm và thận
trọng trong hầu hết thời gian lại vội vã khi đầu tư tiền bạc. Họ có thể
mất nhiều tháng thậm chí nhiều năm làm việc chăm chỉ và kỷ luật tiết
kiệm để tích lũy tiền nhưng chỉ mất một vài phút để đầu tư nó. Những
người như vậy thường đọc một số ấn phẩm của người tiêu dùng và ghé thăm
nhiều cửa hàng trước khi mua một dàn âm thanh hoặc máy ảnh nhưng lại
thiếu hoặc không có thời gian điều tra các cổ phiếu mà họ chỉ vừa mới
nghe nói qua một người bạn. Tính hợp lý được áp dụng cho việc mua các
thiết bị điện tử hoặc máy chụp ảnh lại biến mất khi nói đến đầu tư.
#9: Thị trường chứng khoán với dòng tiền nóng
Nhiều
nhà đầu tư không thành công coi thị trường chứng khoán như là một cách
để kiếm tiền mà không cần làm việc chứ không phải là một cách đầu tư
vốn để kiếm được lợi nhuận tốt. Bất cứ ai cũng sẽ thích thú lợi nhuận
nhanh chóng và dễ dàng, và viễn cảnh dễ dàng thu được lợi nhuận kích
thích lòng tham trong các nhà đầu tư. Sự tham lam dẫn đến nhiều nhà đầu
tư tìm kiếm con đường ngắn nhất để đầu tư thành công. Thay vì cho phép
lợi nhuận hợp lý theo thời gian, họ cố gắng để chuyển lợi nhuận nhanh
chóng bằng hành động dựa trên những lời mách nước. Họ không dừng lại để
xem xét như thế nào người mách nước có thể có được các thông tin có
giá trị mà không cảm thấy điều bất hợp lý hoặc tự hỏi lý do tại sao,
nếu nó rất có giá trị, vậy nó đã được sắp đặt với mục đích có lợi cho
họ. Sự tham lam cũng như sự lạc quan thái quá, tinh vi hơn , như tự mãn
khi đối mặt với tin xấu. Cuối cùng sự tham lam có thể biến các nhà đầu
tư chuyển đổi trọng tâm của họ ra khỏi việc đạt được các mục tiêu đầu
tư dài hạn sang việc có lợi cho đầu cơ ngắn hạn.
#10: Những chu kỳ của thị trường chứng khoán
Tất
cả trào lưu thị trường đều kết thúc, giá cổ phiếu cuối cùng trở nên
quá cao, cung bắt kịp cầu sau đó vượt quá, giá đạt đỉnh và giảm xuống
ngay sau đó. Sẽ luôn xảy ra chu kỳ của “mốt” đầu tư cũng giống như nhà
đầu tư rất nhạy cảm với chúng.
Công
bằng mà nói không dễ phân biệt một trào lưu đầu tư với xu hướng kinh
doanh thực tế. Thật vậy, nhiều trào lưu đầu tư bắt nguồn từ xu hướng
kinh doanh thực tế, xứng đáng được phản ánh trong giá cổ phiếu. Tuy
nhiên trào lưu trở lên nguy hiểm khi giá cổ phiếu đạt đến mức độ mà
không được hỗ trợ bởi giá trị của những doanh nghiệp cơ bản được đánh
giá một cách cẩn trọng.
#11: Làm sao các tổ chức đầu tư hoạt động kém hiệu quả
Nếu
hành vi của tổ chức đầu tư không quá đáng sợ thì nó cũng là sự khôi
hài. Hàng trăm tỷ đô la khó kiếm được của người khác thường xuyên đem ra
đầu tư chỉ dựa trên ít hoặc không có phân tích hay nghiên cứu chuyên
sâu. Tâm lý phổ biến(trong các tổ chức đầu tư) là sự nhất trí của đám
đông và lối tư duy tập thể. Hành động theo đám đông bảo đảm người bình
thường có thể chấp nhận, ngược lại hành động độc lập nếu đạt hiệu quả
thấp là khó chấp nhận. Thật vậy, định hướng thành tích tương đối ngắn
hạn của các nhà quản lý tiền đã khiến cho tổ chức đầu tư mâu thuẫn trong
điều khoản của nó.
Hầu
hết các nhà quản lý tiền hưởng thù lao không căn cứ theo kết quả họ
đạt được mà theo phần trăm tổng số tài sản dưới quyền quản lý. Động cơ
là để mở rộng tài sản được quản lý nhằm tạo ra nhiều phí hơn. Nhưng
mà trong khi một doanh nghiệp quản lý tiền thường trở nên có lợi hơn
như tài sản quản lý tăng thì hiệu quả đầu tư tốt ngày càng trở nên khó
khăn. Cuộc xung đột giữa lợi ích tốt nhất của người quản lý tiền bạc và
của các khách hàng thường được giải quyết trong sự thiên vị của người
quản lý.
#12: Cuộc đua thành tích tương đối mang tính ngắn hạn
Giống
như những chú chó đuổi theo cái đuôi của mình, hầu hết tổ chức đầu tư
bị sa lầy vào một cuộc đua thành tích tương đối mang tính ngắn hạn. Các
nhà quản lý quỹ tại một tổ chức đã chịu sự phân tâm của việc tính toán
thành tích hàng giờ, rất nhiều nhà quản lý được cung cấp kết quả của
họ cho việc so sánh hàng ngày với các nhà quản lý tại công ty khác. Xếp
hạng so sánh thường xuyên chỉ có thể củng cố một quan điểm đầu tư ngắn
hạn. Đương nhiên là khó khăn để duy trì tầm nhìn dài hạn khi phải đối
mặt với tình thế bất lợi bởi thành tích ngắn hạn nghèo nàn. Đầu tư mà
không hiểu rõ hành vi của tổ chức đầu tư giống như lái xe ở nước ngoài
mà không có bản đồ. Cuối cùng bạn có thể đến nơi bạn muốn đến nhưng
chuyến đi chắc chắn mất nhiều thời gian và bạn có nguy cơ bị lạc đường.
#13: Đầu tiên phải tránh xa thua lỗ
Warren
Buffett hay nói rằng quy tắc đầu tiên trong đầu tư là “Đừng bao giờ
mất tiền”, và quy tắc thứ hai là “không bao giờ quên quy tắc thứ nhất”.
Tôi cũng tin rằng tránh thua lỗ nên là mục tiêu chính của mọi nhà đầu tư. Điều này không có nghĩa rằng nhà đầu tư không bao giờ chịu rủi ro mất tiền. Đúng hơn là câu nói “Đừng bao giờ mất tiền” nghĩa là qua vài năm một danh mục đầu tư không bị mất mát so với vốn gốc.
Trong
khi không có ai mong muốn chịu mất tiền, bạn không thể chứng minh nó
từ việc xem xét hành vi của hầu hết nhà đầu tư và nhà đầu cơ. Sự thôi
thúc đầu cơ trong chúng ta rất mãnh liệt; Viễn cảnh của một bữa trưa
miễn phí có thể hấp dẫn, đặc biệt khi có những người khác sẵn sàng tham
dự. Thật khó khăn để tập trung vào tổn thất tiềm năng trong khi những
người khác đang tham lam nắm lấy lợi nhuận và môi giới của bạn chào bán
cổ phần qua điện thoại trong đợt IPO nóng hổi nhất. Tuy nhiên, tránh
sự mất mát là cách chắc chắn nhất để đảm bảo một kết cục sinh lời.
#14: Sự liên quan đến biến động giá tạm thời
Bên
cạnh sắc xuất thua lỗ thường trực gắn liền với việc đầu tư, cũng có
khả năng biến động giá cả tạm thời không liên quan đến giá trị cơ bản.
Nhiều nhà đầu tư xem xét biến động giá là rủi ro đáng kể: nếu giá giảm,
đầu tư dường như là mạo hiểm bất chấp yếu tố cơ bản. Nhưng biến động
giá tạm thời có thực sự là một nguy cơ. Không theo cách mà sự suy giảm
giá trị lâu dài được và sau đó chỉ dành cho nhà đầu tư nhất định trong
những tình huống cụ thể.
Tất nhiên không phải luôn dễ dàng cho nhà đầu tư để phân biệt biến động giá tạm thời liên quan đến cung cầu trong ngắn hạn, từ biến động giá liên quan đến các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp.
Trong khi các nhà đầu tư rõ ràng nên cố gắng tránh trả giá quá cao cho các khoản đầu tư hoặc mua vào các doanh nghiệp mà sau đó giảm giá do kết quả xấu, nó không phải là có thể để tránh biến động thị trường ngắn hạn ngẫu nhiên. Thật vậy, nhà đầu tư nên hy vọng giá cả luôn biến động, không nên đầu tư vào chứng khoán nếu họ không thể chịu đựng một vài biến động.
Nếu
bạn mua giá hợp lý với một mức chiết khấu, vấn đề làm thế nào khi xảy
ra những biến động giá ngắn hạn? Về lâu dài chúng hầu như không có vấn
đề gì; giá trị cuối cùng sẽ phản ánh vào trong giá chứng khoán. Thật
trớ trêu, những biến động giá liên quan đến khoản đầu tư dài hạn thường
là theo hướng ngược lại từ tác động của thị trường trong ngắn hạn.
Ví
dụ mức giảm giá trong ngắn hạn thực tế nâng cao lợi nhuận cho nhà đầu
tư dài hạn. Tuy nhiên, có một vài tình huống mà những biến động giá
trong ngắn hạn lại quan trọng với nhà đầu tư. Những cổ đông cần bán vội
vàng ở mức giá dưới giá thị trường. Bí quyết của nhà đầu tư là bán khi
họ muốn và mua khi họ chán.
Giá chứng khoán trong ngắn hạn cũng quan trọng với nhà đầu tư khi công ty gặp khó khăn. Nếu một doanh nghiệp cần tăng vốn trong ngắn hạn để tồn tại, các nhà đầu tư vào chứng khoán của nó có thể có quyết định số phận của họ, ít nhất là một phần bằng giá thị trường hiện hành của trái phiếu và cổ phiếu công ty.
Lý do thứ ba các nhà đầu tư theo định hướng dài
hạn quan tâm đến biến động giá ngắn hạn là ngài thị trường có thể tạo
ra cơ hội hấp dẫn để mua và bán. Nếu bạn có tiền, bạn có thể tận dụng
lợi thế của cơ hội đó. Nếu bạn đầu tư toàn bộ khi thị trường giảm, danh
mục đầu tư của bạn sẽ giảm giá trị, làm bạn mất đi những lợi ích phát
sinh từ việc mua ở mức giá thấp.
Điều này tạo ra một
chi phí cơ hội, cần thiết phải từ bỏ cơ hội trong tương lai phát sinh.
Nếu bạn giữ lúc thanh khoản kém hoặc ế ẩm, cơ hội chi phí tăng thêm,
thanh khoản kém ngăn cản chuyển đổi của bạn sang những món hời tốt hơn.
#15: Lợi nhuận hợp lý và nhất quán lớn hơn lợi nhuận ngoạn mục nhưng đầy biến động
Một
hệ quả với tầm quan trọng của lãi kép là rất khó phục hồi từ một mất
mát lớn, nghĩa là có thể xóa sạch ngay tức khắc tất cả những thành quả
lợi nhuận của nhiều năm đầu tư thành công.
Nói cách
khác, một nhà đầu tư có nhiều khả năng thành công hơn bằng cách đạt
được lợi nhuận tốt và nhất quán với hạn chế rủi ro giảm giá hơn là bằng
cách đạt được lợi nhuận đầy biến động thậm chí đôi khi rất ngoạn mục
nhưng với rủi ro đáng kể của vốn gốc.
Ví dụ như, một
nhà đầu tư kiếm được 16% lợi nhuận hàng năm suốt thập kỷ sẽ kết thúc
với nhiều tiền hơn so với một nhà đầu tư kiếm 20% mỗi năm trong suốt 9
năm và sau đó mất 15% trong năm thứ 10.
#16: Chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất
Mục đích của nhà đầu tư phải tránh mất vị thế của mình để tồn tại và thậm chí phát triển hơn trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Sự không may có thể xảy đến với bạn; sai lầm xảy ra...
Nhà
đầu tư thận trọng và có tầm nhìn xa quản lý danh mục đầu tư của mình
hiểu rằng thảm họa tài chính có thể xảy ra. Nếu cần thiết, nhà đầu tư
phải sẵn sàng quên đi một vài lợi nhuận trong ngắn hạn như một phí bảo
hiểm chống lại tai họa bất ngờ và không thể đoán trước.
#17: Tập trung vào quá trình, không phải kết quả
Nhiều nhà đầu tư sai lầm khi đặt mục tiêu đạt được tỷ suất lợi nhuận cụ thể trên vốn đầu tư.
Không
may thay, việc đặt mục tiêu không làm nên lợi nhuận. Thật vậy, chẳng
có ý nghĩa gì khi mục tiêu có thể là ngoài tầm với. Việc nói rằng bạn
muốn kiếm lợi nhuận 15% một năm không cho bạn biết cách làm sao để đạt
được nó. Lợi nhuận đầu tư không phải là hàm số trực tiếp của việc bạn
làm công việc khó khăn hay làm nhiều hơn hoặc việc bạn mong muốn kiếm
được bao nhiêu. Một người đào mương có thể làm thêm một giờ để có thêm
tiền, và một công nhân lắp ráp kiếm được nhiều hơn một công nhân sản
xuất. Một nhà đầu tư không thể quyết định suy nghĩ nhiều hơn hoặc đầu
tư ngoài giờ để đạt được một lợi nhuận cao hơn.
Tất cả
nhà đầu tư có thể làm là theo phương pháp nhất quán và có kỷ luật
nghiêm ngặt; theo thời gian lợi nhuận sẽ đến. Thay vì nhắm đến tỷ suất
lợi nhuận mong muốn, thậm chí tỷ suất lợi nhuận hợp lý rõ ràng, nhà đầu
tư nên chú trọng đến rủi ro.
#18: Chờ đợi cú ném bóng tốt
Warren
Buffett sử dụng sự tương tự trong môn bóng chày để nói lên những kỷ
luật của nhà đầu tư giá trị. Nhà đầu tư giá trị theo định hướng dài hạn
là người đập bóng(batter) trong trận đấu ở nơi không có cú ném bóng lỗi
hay không có cú đánh bóng hụt, cho phép bỏ qua hàng chục thậm chí hàng
trăm cú ném(pitch), trong đó có nhiều cú ném mà người đập bóng khác
đang chuyền bóng. Nhà đầu tư giá trị giống những sinh viên trong trận
đấu; họ học hỏi từ mọi cú ném, những người mà họ chuyền bóng và những
người mà họ cho phép vượt qua. Họ không bị ảnh hưởng bởi cách người
khác đang thực hiện , họ được thúc đẩy chỉ bởi kết quả riêng của họ. Họ
có sự kiên nhẫn vô hạn và sẵn sàng chờ đợi cho đến khi họ được ném một
cú ném mà họ có thể xử lý - một cơ hội đầu tư bị đánh giá thấp.
(*Lưu ý người viết bài cảm thấy đoạn dịch này không được tốt bởi không hiểu rõ lắm cách chơi môn bóng chày).
Nhà
đầu tư giá trị không đầu tư vào những doanh nghiệp mà họ không thực sự
hiểu hoặc doanh nghiệp họ tìm thấy quá rủi ro. Hầu hết tổ chức đầu tư,
không giống như nhà đầu tư giá trị, cảm thấy cần phải đầu tư toàn bộ
vào mọi thời điểm. Nhiều nhà đầu tư cá nhân, giống như những người mới
chơi bóng chày, đơn giản không thể phân biệt một cú ném bóng tốt với
một cú ném bóng tồi. Nhà đầu tư cá nhân không thể phân biệt và tổ chức
đầu tư miễn cưỡng đều được an ủi khi biết rằng hầu hết người tham gia
thị trường cảm thấy bắt buộc phải giao dịch thường xuyên giống như họ.
Đối
với nhà đầu tư giá trị một cú ném bóng không chỉ ở trong vùng hợp
lệ(strike zone), nó còn phải rơi vào “điểm ngọt”(“sweet spot” ở trên cây
gậy bóng chày) của anh ta. Kết quả sẽ là tốt nhất khi nhà đầu tư không
bị áp lực mà đầu tư một cách vội vàng. Có thể có lần khi nhà đầu tư
không đưa gậy bóng chày qua khỏi vai của mình; Chứng khoán rẻ nhất trong
một thị trường được định giá quá cao có thể vẫn còn vượt giá trị.
Đôi
khi hàng tá cú ném bóng tốt được ném liên tiếp đến nhà đầu tư giá trị.
Ví dụ, trong một thị trường hoảng loạn, số lượng các chứng khoán bị
định giá thấp tăng lên và mức chênh lệch dưới giá trị cũng tăng lên.
Ngược lại, trong một thị trường hưng phấn, số lượng chứng khoán dưới
giá trị và mức chênh lệch dưới giá trị cũng giảm đi.
Khi
những cơ hội hấp dẫn dồi dào, nhà đầu tư giá trị có thể sàng lọc cẩn
thận thông qua tất cả các cơ hội tốt để tìm một chứng khoán mà họ thấy
hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, khi cơ hội hấp dẫn khan hiếm, nhà đầu tư phải
hết sức đề cao kỷ luật tự giác nhằm duy trì tính toàn vẹn của quá trình
định giá và giới hạn giá phải trả. Trên hết, nhà đầu tư phải luôn luôn
tránh đánh những cú ném bóng tồi.
#19: Sự phức tạp của định giá doanh nghiệp
Thật
sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng tất cả các sự kiện mô tả một khoản
đầu tư cụ thể là đã hoặc có thể được biết đến. Không chỉ các câu hỏi
vẫn còn bỏ ngỏ; tất cả các câu hỏi đúng có thể chưa bao giờ được hỏi.
Ngay cả khi hiện tại bằng cách nào đó có thể được hiểu rõ hoàn toàn,
hầu hết các khoản đầu tư phụ thuộc vào kết quả mà không thể dự đoán
chính xác.
Ngay cả khi mọi thứ sáng tỏ về một khoản đầu
tư, thực tế phức tạp hơn bởi các giá trị doanh nghiệp không phải là
chân lý vĩnh viễn. Đầu tư sẽ đơn giản hơn nhiều nếu các giá trị kinh
doanh không thay đổi trong khi có thể dự đoán được giá cổ phiếu xoay
quanh giá trị như các hành tinh xung quanh mặt trời.
Rốt
cuộc nếu bạn không thể chắc chắn về giá trị thì làm sao bạn có thể
chắc rằng bạn đang mua với giá giảm? Sự thực là bạn không thể.
#20: Chờ đợi sự chính xác trong định giá
Nhiều
nhà đầu tư cứ nhất định gắn giá trị chính xác vào các khoản đầu tư của
họ, cố tìm kiếm sự chính xác trong một thế giới không chính xác, nhưng
giá trị doanh nghiệp không thể xác định được một cách tuyệt đối.
Nói
chung, giá trị sổ sách, thu nhập, dòng tiền được báo cáo chỉ là sự ước
chừng tốt nhất của kế toán viên theo một bộ tiêu chuẩn khá nghiêm ngặt
và thực hành thiết kế nhiều hơn để đạt được sự phù hợp nhằm phản ánh
giá trị kinh tế. Kết quả theo đó vẫn là chưa chính xác . Bạn không thể
định giá giá trị căn nhà của bạn xấp xỉ tới hàng nghìn đô la. Liệu có
dễ dàng hơn khi gắn một giá trị vào các doanh nghiệp lớn và phức tạp?
Không
chỉ là giá trị doanh nghiệp không chính xác có thể biết được, nó cũng
thay đổi theo thời gian, dao động với nhiều các yếu tố kinh tế vĩ mô ,
kinh tế vi mô , và những yếu tố thị trường liên quan. Vì vậy, trong khi
các nhà đầu tư ở bất kỳ thời điểm nào không thể xác định giá trị doanh
nghiệp với độ chính xác, họ vẫn phải gần như liên tục đánh giá lại các
ước tính của họ về giá trị để kết hợp tất cả các yếu tố được biết đến
có thể ảnh hưởng đến sự thẩm định của mình.
Bất kỳ nỗ
lực để định giá các doanh nghiệp với độ chính xác sẽ chỉ mang lại giá
trị là một con số không đúng. Vấn đề là nó rất dễ dàng để gây nhầm lẫn
khả năng để đưa ra dự báo chính xác với khả năng làm điều đó chính xác.
Bất
cứ ai có một máy tính cầm tay đơn giản có thể tính toán giá trị hiện
giá ròng (NPV ) và tỷ suất hoàn vốn nội tại ( IRR). Sự ra đời của bảng
tính(excel) đã làm trầm trọng thêm vấn đề này, tạo ra những ảo tưởng
của sự phân tích bao quát và thận trọng.
Thông thường,
các nhà đầu tư rất coi trọng kết quả cuối cùng(Output), mặc dù họ ít
chú ý đến các giả định(Input). "GIGO"(viết tắt của thành ngữ “Garbage
in, garbage out”) nghĩa là nếu giả định không tốt thì kết quả cuối cùng
chắc chắn không thể tốt được, cho dù quá trình xử lý sau đó có tốt đến
đâu.
Trong cuốn sách “Security Analysis”, Graham và David Dodd bàn về khái niệm của một miền giá trị - “Điểm cốt yếu trong phân tích chứng khoán không tìm cách xác định chính xác giá trị nội tại của một chứng khoán cho trước. Chỉ cần thiết lập giá trị phù hợp - ví dụ để biện minh cho việc mua trái phiếu hay chứng khoán để không phải trả giá quá cao hoặc quá thấp so với giá thị trường. Với các mục đích như vậy thì một phương pháp xác định tương đối của giá trị nội tại có thể đáp ứng được”.
Thật vậy, Graham thường xuyên thực
hiện phép tính toán như vốn lưu động ròng trên mỗi cổ phần, một ước
đoán hồi quy về giá trị thanh lý của công ty. Việc sử dụng phép tính
gần đúng thô sơ này của ông là một sự thừa nhận ngầm rằng ông thường
không thể xác định giá trị của một công ty một cách chính xác hơn.
#21: Tại sao phải có “Biên độ an toàn”
Đầu
tư giá trị là một nguyên tắc mua chứng khoán với giá giảm đáng kể so
với giá trị cơ bản hiện tại của chúng và giữ chúng cho đến khi có giá
trị của chúng được thừa nhận. Các yếu tố của mặc cả là chìa khóa cho
quá trình này.
Bởi vì đầu tư vừa là nghệ thuật vừa là khoa học, nhà đầu tư cần có biên độ an toàn. Biên độ an toàn đạt được khi chứng khoán được mua với giá thấp hơn giá trị cơ bản đủ để cho phép các lỗi của con người, vận rủi, hoặc biến động cực lớn trong một thế giới phức tạp không thể đoán trước và thay đổi nhanh chóng.
Theo
Graham , "Biên độ an toàn luôn luôn phụ thuộc vào giá mua. Đối với bất
kỳ chứng khoán nào thì biên độ an toàn càng nhỏ đi khi giá mua cao hơn
và không tồn tại khi giá mua quá cao".
Nhà đầu tư giá
trị tìm kiếm một biên an toàn, cho phép khả năng bởi sự thiếu chính
xác, không may mắn, hoặc lỗi phân tích để tránh tổn thất lớn theo thời
gian. Một lợi nhuận an toàn là cần thiết bởi vì:
- Định giá là môn nghệ thuật không chính xác
- Tương lai là không thể đoán trước
- Nhà đầu tư là con người và dễ mắc sai lầm
Câu trả lời có thể khác nhau với mỗi một nhà đầu tư. Bạn có thể sẵn sàng và có khả năng chịu đựng bao nhiêu vận rủi hay có thể chịu đựng bao nhiêu biến động trong giá trị doanh nghiệp? Mức chịu đựng của bạn cho các lỗi là gì? Nó xuống đến bao nhiêu mà bạn có đủ khả năng chịu được?
Hầu hết các nhà đầu tư không tìm kiếm một biên an toàn cho khoản đầu tư của họ. Tổ chức đầu tư đã mua cổ phiếu như mảnh giấy được giao dịch và vẫn đầu tư toàn bộ ở mọi lúc sẽ thất bại trong việc đạt được một biên an toàn. Các nhà đầu tư cá nhân tham lam theo những xu hướng thị trường và trào lưu đầu tư cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Làm thế nào các nhà đầu tư có thể chắc chắn đạt được một biên an toàn ?
- Bằng cách luôn mua với giá giảm đáng kể so với giá trị nội tại của doanh nghiệp và ưu tiên cho tài sản hữu hình hơn là tài sản vô hình.( Điều này không có nghĩa là không có cơ hội đầu tư tuyệt vời trong các doanh nghiệp có nhiều tài sản vô hình).
- Bằng cách thay thế khoản đầu tư hiện tại khi gặp được khoản đầu tư hấp dẫn hơn.
- Bằng cách bán đi khi giá thị trường của khoản đầu tư đã phản ánh giá trị nội tại và nắm giữ tiền mặt nếu cần thiết cho đến khi khoản đầu tư hấp dẫn khác xuất hiện.
Nhà đầu tư nên chú ý không chỉ xem xét mà cũng phải hỏi tại sao khoản đầu tư hiện tại đang bị định giá thấp. Điều này rất quan trọng để biết lý do tại sao bạn đã đầu tư và bán ra khi các lý do cho việc sở hữu nó không còn được áp dụng. Tìm kiếm các khoản đầu tư với các chất xúc tác có thể hỗ trợ trực tiếp trong việc nhận ra các giá trị cơ bản.
Cần
ưu tiên cho các công ty có ban lãnh đạo tốt với vốn cổ phần tài chính
cá nhân trong doanh nghiệp. Cuối cùng, đa dạng hóa các khoản đầu tư của
bạn và tự bảo hiểm khi nó hấp dẫn về tài chính để làm như vậy.
#23: Ba yếu tố của đầu tư giá trị
1.
Bottom-up(chiến lược từ dưới lên): Đầu tư giá trị sử dụng một chiến
lược từ dưới lên mà những cơ hội đầu tư cá nhân là xác định tại một
thời điểm thông qua các phân tích cơ bản . Nhà đầu tư giá trị tìm kiếm
chứng khoán giá rẻ bởi sự an toàn, phân tích từng tình huống về giá trị
riêng của nó.
Toàn
bộ chiến lược có thể được mô tả ngắn gọn là "mua một món hời và chờ
đợi". Nhà đầu tư phải tìm hiểu để đánh giá giá trị để biết một món hời
khi họ gặp.
Sau
đó, họ phải thể hiện sự kiên nhẫn và kỷ luật để chờ đợi cho đến khi
một món hời xuất hiện từ những nghiên cứu của họ và mua nó, họ không
quan tâm đến xu hướng đang thịnh hành của thị trường hay quan điểm của
họ về nền kinh tế nói chung.
2.
Định hướng thành tích tuyệt đối: hầu hết tổ chức đầu tư và nhà đầu tư
các nhân chấp nhận định hướng thành tích tương đối. Họ đầu tư với mục
tiêu làm tốt hơn thị trường hoặc nhà đầu tư khác hay cả hai và và dường
như không quan tâm là liệu các kết quả đạt được có đại diện cho lợi
nhuận hay thua lỗ tuyệt đối.
Thành
tích tương đối tốt, đặc biệt là thành tích tương đối ngắn hạn, thường
được theo đuổi bằng cách bắt chước những gì người khác đang làm hoặc cố
gắng làm tốt hơn những gì người khác sẽ làm.
Ngược
lại, nhà đầu tư giá trị theo thành tích tuyệt đối quan tâm lợi nhuận
chỉ trong chừng mực chúng liên quan đến việc đạt được các mục tiêu đầu
tư của mình, không theo cách họ so sánh với toàn bộ thị trường hay với
nhà đầu tư khác. Thành tích tuyệt đối tốt thu được bằng cách mua chứng
khoán bị định giá thấp trong khi bán chứng khoán được định giá cao. Đối
với hầu hết các nhà đầu tư, lợi nhuận tuyệt đối là thực sự quan trọng;
nói chung bạn không thể sử dụng thành tích tương đối.
Nhà
đầu tư theo thành tích tuyệt đối thường có tầm nhìn dài hạn hơn nhà
đầu tư theo thành tích tương đối. Một nhà đầu tư theo thành tích tương
đối nói chung không bằng lòng hoặc không thể chịu đựng lâu giai đoạn
kém hiệu quả và sẵn sàng đầu tư theo trào lưu hiện tại.
Nhà
đầu tư theo thành tích tương đối thường tránh xa những tình huống rõ
ràng có lợi nhuận hấp dẫn tuyệt đối về lâu dài nhưng lại làm cho họ có
nguy cơ kém hiệu quả trong ngắn hạn. Ngược lại, các nhà đầu tư theo
thành tích tuyệt đối có thể ưa thích những khoản đầu tư không được ưa
chuộng mà phải mất nhiều thời gian để đơm hoa kết trái nhưng kèm theo đó
là ít rủi ro thua lỗ.
3.
Rủi ro và lợi nhuận: Trong khi hầu hết những nhà đầu tư khác đang bận
tâm với việc họ có thể kiếm được bao nhiêu tiền và không quan tâm đến
việc họ có thể mất bao nhiêu tiền, còn các nhà đầu tư giá trị lại tập
trung vào cả rủi ro cũng như lợi nhuận.
Rủi
ro là một sự nhận thức trong tâm trí mỗi nhà đầu tư đến từ kết quả
phân tích khả năng và con số thua lỗ tiềm năng từ một khoản đầu tư. Nếu
một giếng dầu để thăm dò cho kết quả là một giếng khô, nó được gọi là
rủi ro. Nếu một trái phiếu vỡ nợ hay một chứng khoán lao dốc , chúng
được gọi là rủi ro. Nhưng nếu giếng đó là một giếng dầu phun, trái
phiếu đó đến kỳ hạn thanh toán và cổ phiếu hồi phục mạnh mẽ, chúng ta
có thể nói rằng chúng không có rủi ro khi đầu tư? Hoàn toàn không phải
vậy.
Vấn
đề là, trong nhiều trường hợp không được biết về rủi ro của một khoản
đầu tư sau khi nó được kết luận hơn là được biết đến khi nó đã xảy ra.
Chỉ
có một vài điều các nhà đầu tư có thể làm để chống lại rủi ro: đa dạng
hóa đầy đủ, phòng ngừa khi thích hợp,và đầu tư với một biên độ an
toàn. Nó là chính xác bởi vì chúng ta không và không thể biết tất cả
những rủi ro của một khoản đầu tư mà chúng ta cố gắng đầu tư với mức
giá giảm. Các yếu tố của một khoản đầu tư hấp dẫn giúp hạ cánh an toàn
khi mọi thứ trở nên xấu đi.
#24: Trả quá cao cho sự tăng trưởng
Có
rất nhiều nhà đầu tư đưa ra quyết định chỉ dựa trên cơ sở dự báo của
họ về tăng trưởng trong tương lai. Xét cho cùng , thu nhập hoặc dòng
tiền của một doanh nghiệp nhanh chóng tăng lên kéo theo giá trị hiện
tại của doanh nghiệp cũng lớn hơn. Nhưng nhà đầu tư tăng trưởng sẽ đối
mặt với một vài khó khăn.
Đầu
tiên, các nhà đầu tư như vậy thường xuyên thể hiện sự tự tin cao hơn
khả năng của họ để dự đoán tương lai hơn là được bảo đảm.
Thứ
hai , đối với các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng ngay cả những
khác biệt nhỏ trong ước tính của họ về tốc độ tăng trưởng hàng năm có
thể gây ra một tác động rất lớn về định giá.
Hơn
nữa, với rất nhiều nhà đầu tư cố gắng mua cổ phiếu công ty tăng trưởng
, giá của sự đồng thuận lựa chọn có thể đạt đến mức độ không được hỗ
trợ bởi những yếu tố cơ bản.
Kể
từ khi bước vào "căn phòng danh vọng của kinh doanh " là thường xuyên
đi qua một cánh cửa xoay , các nhà đầu tư đôi khi bị thu hút vào làm
cho dự báo quá lạc quan dựa trên kết quả hưng thịnh tạm thời, do đó làm
cho họ trả cao cho các doanh nghiệp tầm thường.
Một
khó khăn khác với việc đầu tư dựa trên tốc độ tăng trưởng là đôi khi
các nhà đầu tư có xu hướng đơn giản hóa sự tăng trưởng thành một con số
độc lập, trong thực tế, tăng trưởng bao gồm nhiều thành phần thay đổi
làm sai lệch trong dự đoán của họ.
Warren
Buffett đã nói: " Đối với các nhà đầu tư, giá mua quá cao đối với cổ
phiếu của một công ty tuyệt vời có thể phá hủy tác dụng của sự phát
triển kinh doanh thuận lợi của một thập kỷ tiếp đó”.
#25: Sự đánh lừa của tăng trưởng
Nhà
đầu tư thường quá lạc quan trong đánh giá của họ về tương lai. Một ví
dụ tốt về điều này là sự phản ứng thường thấy về những xử lý rủi ro tín
dụng/xóa bỏ nợ(write-off) của công ty.
Thủ
thuật kế toán này cho phép một công ty theo quyết định của mình để làm
lành mạnh bảng cân đối , ngay lập tức loại bỏ tài sản không sinh lời ,
khoản thu khó đòi, các khoản nợ xấu, và các chi phí phát sinh trong
bất kỳ việc tái cấu trúc công ty kèm theo việc xử lý rủi ro tín
dụng/xóa bỏ nợ.
Sự
thay đổi như thế thường được chào đón nồng nhiệt bởi các nhà phân tích
phố Wall và nhà đầu tư ; Vào sổ cái sau khi write-off, công ty thường
báo cáo ROE cao hơn và biên lợi nhuận tốt hơn. Những kết quả cải thiện
như vậy sau đó được phản ánh vào tương lai, biện minh cho một sự định
giá cao hơn trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên
quá hào hứng cho phép quên đi quá khứ của nó.
(!*)
Lưu
ý(!*): ở ý tưởng thứ 25 vì trình độ có hạn nên em đã lược bỏ một đoạn
cuối vì hơi khó dịch: Nguyên văn đoạn này là: "When historical mistakes
are erased, it is too easy to view the past as error free. It is then
only a small additional step to project this error-free past forward
into the future, making the improbable forecast that no currently
profitable operation will go sour and that no poor investments will
ever again be made"
Mọi người có thể thông cảm và nếu dịch giúp cho em thì càng tốt.
26: Đầu tư bảo thủ và đầu tư tăng trưởng
Làm thế nào để các nhà đầu tư giá trị đối phó với sự cần thiết phải phân tích để dự đoán những điều không thể đoán trước?
Câu
trả lời duy nhất là sự bảo thủ . Vì tất cả các dự đoán có thể sai sót ,
những dự đoán lạc quan có xu hướng đặt các nhà đầu tư vào tình huống
không chắc chắn. Hầu như tất cả mọi thứ phải đi đúng hướng nếu không có
thể phải chịu thua lỗ.
Dự
báo thận trọng có thể dễ dàng đáp ứng thậm chí là thừa đáp ứng. Các
nhà đầu tư cũng chỉ nên làm dự báo thận trọng và sau đó đầu tư với giá
giảm đáng kể từ mức định giá trong dự báo thận trọng đó.
27: Cần bao nhiêu phân tích và nghiên cứu là đủ?
Một
số nhà đầu tư nhất định cố gắng để có được sự hiểu biết hoàn hảo về
những khoản đầu tư sắp tới của họ, nghiên cứu công ty cho đến khi họ
nghĩ rằng họ biết tất cả mọi thứ có thể biết về chúng. Họ nghiên cứu
ngành và lợi thế cạnh tranh, liên hệ với cựu nhân viên, chuyên gia tư
vấn ngành, và các nhà phân tích, và đích thân làm quen với với quản lý
hàng đầu. Họ phân tích báo cáo tài chính trong thập kỷ trước đó và thậm
chí phân tích xu hướng giá cổ phiếu trong thời gian dài hơn.
Sự
tích cực này là đáng ngưỡng mộ, nhưng nó có hai thiếu sót. Đầu tiên,
cho dù có bao nhiêu nghiên cứu được thực hiện đi nữa thì vẫn còn một số
thông tin luôn luôn khó nắm bắt, nhà đầu tư phải học cách làm việc với
ít thông tin hơn. Thứ hai, ngay cả khi một nhà đầu tư có thể biết tất
cả sự thật về một khoản đầu tư , người đó chưa chắn có được lợi nhuận.
Dĩ nhiên điều này không có ý nói rằng phân tích cơ bản là không hữu ích.
Nhưng
thông tin nói chung tuân theo quy luật nổi tiếng 80/20: 80 phần trăm
đầu tiên của thông tin sẵn có là tập hợp trong 20 phần trăm đầu tiên
của thời gian nghiên cứu. Giá trị của phân tích cơ bản chuyên sâu là lệ
thuộc vào giảm bớt lợi nhuận biên.
Hầu
hết các nhà đầu tư cố gắng vô ích cho sự chắc chắn và chính xác, tránh
những tình huống trong đó thông tin là khó có được. Tuy nhiên, sự
không chắc chắn cao thường đi kèm với giá thấp. Vào thời điểm sự không
chắc chắn được sáng tỏ, giá có thể tăng lên.
Các
nhà đầu tư thường xuyên được hưởng lợi từ quyết định đầu tư với ít hơn
sự hiểu biết đầy đủ và được tương thưởng xứng đáng cho sự chịu đựng
rủi ro không chắc chắn.
Thời
gian nhà đầu tư khác đào sâu vào các chi tiết cuối cùng chưa được trả
lời có thể mất chi phí cơ hội để mua vào giá quá thấp mà chúng được
cung cấp một biên độ an toàn mặc dù các thông tin là không đầy đủ.
28: Đầu tư giá trị và suy nghĩ đi ngược trào lưu
Đầu
tư giá trị theo như bản chất của nó là đi ngược trào lưu. Chứng khoán
không được ưa chuộng có thể bị định giá thấp còn chứng khoán được ưa
thích hầu như có giá quá cao. Theo định nghĩa, những gì đám đông đang
mua đều được ưa chuộng. Chứng khoán được ưa chuộng được đẩy giá lên trên
cơ sở của những kỳ vọng lạc quan và không có khả năng đại diện cho giá
trị hợp lý.
Nếu
giá trị là không có khả năng tồn tại trong những gì đám đông đang mua,
vậy thì nơi nào nó có thể tồn tại? Đó là khi họ đang bán, không biết,
hoặc bỏ qua. Khi đám đông đang bán một loại chứng khoán, giá thị trường
có thể giảm mạnh bất chấp lý do. Chúng bị lờ đi, ít người biết, hoặc
chứng khoán mới phát hành có thể rơi vào tình huống trên và trở nên bị
định giá thấp.
Nhà
đầu tư có thể thấy nó khó khăn để làm những người đi ngược trào lưu
bởi vì họ không bao giờ có thể chắc chắn có hay không hoặc khi nào họ
sẽ được chứng minh là đúng. Từ khi họ hành động ngược lại đám đông,
những người như vậy gần như luôn luôn sai lúc đầu và có khả năng chịu
thua lỗ trên giấy trong một thời gian ngắn. Ngược lại, những người theo
đám đông gần như luôn đúng trong thời gian đầu. Không chỉ là những
người đi ngược trào lưu ban đầu sai, họ có thể sai thường xuyên hơn và
thời gian dài hơn so với những người khác bởi vì xu hướng thị trường có
thể tiếp tục kéo dài qua bất kỳ giới hạn đảm bảo bằng giá trị cơ bản.
Tuy
nhiên, giữ một quan điểm trái chiều không phải luôn luôn hữu ích với
nhà đầu tư. Khi giữ quan điểm phổ biến không có ảnh hưởng đến vấn đề
ở đây, không có lợi lộc gì bằng cách bơi ngược dòng. Nó luôn luôn là
sự đồng thuận rằng mặt trời sẽ mọc vào sáng mai, nhưng quan điểm này
không ảnh hưởng đến kết quả.
29: Sai lầm của đầu tư theo chỉ số
Với nhà đầu tư giá trị, khái niệm về đầu tư theo chỉ số là điều ngớ ngẩn nhất và tệ hơn nữa là khá nguy hiểm.
Warren
Buffett đã quan sát thấy rằng " trong bất kỳ kiểu tranh luận nào: tài
chính, tinh thần hay vật chất – luôn luôn có thể tìm được một người để
tranh luận và việc tranh luận này sẽ chẳng đi đến đâu. Tôi tin rằng qua
thời gian nhà đầu tư giá trị sẽ làm tốt hơn thị trường và lựa chọn để
phù hợp với đầu tư chỉ số đều là lười biếng và thiển cận.
Đầu
tư theo chỉ số là một chiến lược sai lầm nguy hiểm vì nhiều lý do. Đầu
tiên , nó trở nên tự thất bại khi có càng nhiều nhà đầu tư áp dụng nó.
Mặc
dù đầu tư theo chỉ số được xác nhận trên những thị trường hiệu quả,
cao hơn tỷ lệ phần trăm của tất cả các nhà đầu tư chỉ số, sự thiếu hiệu
quả hơn thị trường làm cho ngày càng ít nhà đầu tư thực hiện nghiên
cứu và phân tích cơ bản.
Thật
vậy, ở một thái cực , nếu tất cả mọi người thực hành đầu tư theo chỉ
số, giá cổ phiếu sẽ không bao giờ thay đổi tương đối với nhau bởi vì
không ai ở phía ngược lại để làm thay đổi giá.
Một
vấn đề khác nảy sinh khi một hoặc nhiều cổ phiếu trong chỉ số cần được
thay thế, điều này xảy ra khi một cổ phiếu của một chỉ số bị phá sản
hoặc bị mua lại trong vụ thâu tóm.
Bởi
vì những người đầu tư theo chỉ số muốn được đầu tư toàn bộ vào chứng
khoán bao gồm các chỉ số vào mọi lúc để phù hợp với hiệu quả hoạt động
của các chỉ số , chứng khoán mà được thêm vào các chỉ số như một sự
thay thế ngay lập tức phải được mua bởi hàng trăm hoặc có lẽ hàng ngàn
nhà quản lý danh mục đầu tư.
Do
thanh khoản hạn chế, vào ngày mà một cổ phiếu mới được thêm vào một
chỉ số , nó thường tăng giá đáng kể khi những người theo chỉ số vội
vàng mua vào. Không có yếu tố cơ bản nào được thay đổi, không có gì làm
giá trị cổ phiếu của ngày hôm nay hơn ngày hôm qua . Trong thực tế,
mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho cổ phiếu chỉ vì nó đã trở
thành một phần của một chỉ số.
Tôi
tin rằng đầu tư theo chỉ số cũng chỉ là một trào lưu khác của phố
Wall. Khi nó đi qua, giá chứng khoán bao gồm trong chỉ số phổ biến gần
như chắc chắn sẽ giảm tương đối so với những chứng khoán đã được loại
trừ.
Quan
trọng hơn, như Barron đã chỉ ra, " Một vòng lặp phản hồi tự củng cố đã
được tạo ra, trong đó thành công của đầu tư theo chỉ số đã củng cố
hiệu quả của chính các chỉ số đó mà thông qua đó thúc đẩy nhiều người
đầu tư theo chỉ số hơn.
Khi
xu hướng thị trường đảo ngược, làm theo thị trường sẽ dường như không
còn quá hấp dẫn, Việc bán ra sau đó sẽ ảnh hưởng bất lợi đến thành quả
của những người đầu tư theo chỉ số và càng thúc đẩy việc bán ra nhanh
hơn.
30: Đó là một nơi nguy hiểm
Phố
Wall có thể là một nơi nguy hiểm cho các nhà đầu tư. Bạn không có sự
lựa chọn nào khác ngoài việc lập nghiệp trên phố Wall thì bạn phải luôn
luôn cảnh giác để tự bảo vệ. Các hành vi theo tiêu chuẩn của phố Wall
là theo đuổi tối đa hóa lợi ích, định hướng ngắn hạn. Điều này phải
được công nhận, chấp thuận và giải quyết. Nếu bạn giao dịch với phố
Wall với những điều ghi nhớ này, bạn có thể thành công. Nếu bạn bị phố
Wall điều khiển, việc đầu tư thành công có thể vẫn xa vời.